Chè dây tác dụng chữa bệnh viêm loét dạ dày

Chè dây chữa viêm loét dạ dày, ợ chua, ợ hơi, hành tá tràng, không những là một loại trà uống và một thảo dược hay dành cho các bệnh nhân bệnh dạ dày lâu năm

120.000đ/kg

 

Chè dây là loại dược liệu có lẽ được mọi người nhắc đến và đề cập nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh dạ dày nên không hẳn là xa lạ nữa. Công dụng của chè dây giúp chữa được bệnh và đem lại sức khỏe tốt, ngoài ra còn có nhiều tác dụng cũng như lợi ích khác từ chè dây mang lại, mời mọi người cùng tìm hiểu qua bài viết để biết được đặc điểm và cách nhân biết dược liệu chè dây nhé

1. Tên khoa học

Chè dây tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis, loại cây này thuộc họ nho.

2. Tên gọi khác

Ngoài tên là chè dây thì người dân còn gọi với tên là bạch liễm, trà dây, khau rả.

3. Chè dây là gì?

chè dây khô

Dược liệu chè dây là loại cây được mọc từ tự nhiên, thường thấy và xuất hiện chủ yếu ở các khu rừng, được xem là dược liệu có từ tự nhiên nên người dân gọi là chè dây rừng. Dùng với công dụng chữa bệnh dạ dày hiệu quả, đồng thời còn chữa được các bệnh mất ngủ cùng với nhiều chứng bệnh khác gây ra. Như được biết thì dược liệu chè dây được các nhà khoa học đã nghiên cứu và tạo ra được nhiều vị thuốc chữa bệnh trong đông y.

4. Đặc điểm của chè dây

4.1 Cách nhân biết dược liệu chè dây

Chè dây cao khoảng 1m và ở dạng thân leo, sống chủ yếu là bám vào các thân cây lớn khác. Lá chè dây có chiều dài không quá 10cm, mép lá có nhiều răng cưa trông tựa với lá kinh giới và viền của lá chè dây có màu tía, phần bên dưới của lá có màu xanh sẫm và mặt bên trên thì nhẵn bóng và ở dạng màu xanh nhạt, khi lá non sẽ có màu xanh pha đỏ, về già lá chuyển sang màu xanh sẫm.

Chè dây có ra hoa, hoa chè dây có màu trắng và thường mọc thành từng chùm riêng lẻ, quả chè dây có màu đỏ và quả hơi nhỏ. Vào thời điểm khoảng từ tháng 6 đến tháng 7 trong năm thì cây sẽ ra hoa, bắt đầu vào tháng 9 cây sẽ cho ra quả.

4.2 Chè dây mọc ở đâu?

Chè dây là loại cây được xuất hiện và tìm thấy trong các khu rừng, ngoài ra dược liệu này còn phân bố ở một số tỉnh thành khác như Sơn La, Bắc Cạn, Yên Bái, Lào Cai, Lâm Đồng,… Hơn thế, các tỉnh thuộc khu vực miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Bình,… Không những thế, vì lợi ích của chè dây có tác dụng đem lại sức khỏe cho người bệnh nên hiện nay người dân dùng cách nhân giống và sử dụng trồng cây chè dây rừng nhằm tạo ra năng xuất và chất lượng tốt hơn.

4.3 Thu hái và chế biến chè dây

Sau khi chè dây được thu hái về thì người ta sẽ dùng loại bỏ các phần hư hỏng, lá cành héo sau đó đem đi rửa sạch qua nước và cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 3cm, rồi đem đi ủ khoảng 2 đêm chờ chè dây lên men nhằm mục đích tạo ra các phấn chè giúp tăng công dụng và hiệu quả của dược liệu. Sau khi ủ xong thì đem dược liệu phơi ngoài nắng ở nhiệt độ cao, phơi không để chè dây khô hẳn, sau đó lấy dược liệu vào sao lên cho đến khi chè có mùi thơm và phần phấn màu của chè dây có ở dạng trắng mịn thì có thể lấy xuống và sử dụng được.

4.4 Thành phần hóa học của chè dây

Chè dây có một số thành phần chủ yếu chính là tamin, flavonoid cùng với các loại đường như glucose và Rhamnese,… ngoài ra còn có nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe khác. Các thành phần có trong dược liệu mang tác dụng cao trong việc chữa và điều trị bệnh như viêm loét dạ dày, tá tràng, bên cạnh đó còn giúp tăng sức đề kháng, trị mất ngủ cực kì hiệu quả.

5. Bộ phận dùng

Toàn cây chè dây đều được sử dụng trong việc tạo ra nhiều vị thuốc chữa bệnh đạt hiệu quả cao trong đông y.

6. Tính vị

Dược liệu chè dây có tính mát và vị ngọt, nhờ các vị có trong thành phần giúp cơ thể tăng được sức đề kháng, chống lại nhiều chứng bệnh, ngoài ra còn giúp thanh nhiệt, giải độc và kháng viêm tốt đối với cơ thể. Tuy nhiên đối với dược liệu chè dây thuộc dược liệu lành tính nên khi sủ dụng sẽ không gây ra độc tố cũng như các triệu chứng dị ứng và ngộ độc.

7. Chè dây có tác dụng gì?

Chè dây là thảo dược tự nhiên mang khả năng chữa bệnh đạt hiệu quả cao trong y học, dược liệu này được xem là cây thuốc nam quý trong việc điều trị và chữa bệnh viêm loét dạ dày, ngoài ra còn chữa được nhiều bệnh khác như trị mất ngủ, an thần tốt, ăn uống khó tiêu,…. Nhưng tác dụng chính của vị thuốc này đó là trị tiêu viêm, giải độc hiệu quả được xem là bài thuốc hay đối với bệnh nhân.

Bên cạnh đó, tác dụng của chè dây rừng còn có khả năng chữa huyết áp cao, ổn định và điều hòa được huyết áp, tăng cường các chức năng của hệ tiêu hóa, trào ngược dạ dày,… được sử dụng đạt hiệu quả cao việc dùng chế biến làm thuốc.

Nhờ trong thành phần của dược liệu có chất flavonoid mang khả năng giúp giảm viêm và làm cho các vết thương nhanh chóng lành lại, bên cạnh đó chè dây còn giúp đào thải và giải độc gan rất tốt, ngoài tác dụng chè dây chữa dạ dày ra thì dược liệu còn chữa được các chứng như mất ngủ, stress do căng thẳng.

Vậy, ngoài khả năng chữa được nhiều chứng bệnh ra thì chè dây có tác dụng phụ không? Vì đây là dược liệu lành tính nên không gây ra bất kì tác dụng phụ nào kể cả khi dùng kết hợp với những vị thuốc khác.

8. Uống chè dây có giảm cân không?

Trong thành phần của chè dây có nhiều hoạt chất mang khả năng chữa bệnh hiệu quả, bên cạnh đó chè dây còn có tác dụng giảm cân hiệu quả đối với bệnh nhân béo phì hoặc chị em phụ nữ sử dụng uống chè dây giảm cân nhằm giữ vóc dáng đẹp đồng thời còn giúp cho da dẻ hồng hào và căng mịn hơn.

9. Cách sử dụng dược liệu chè dây

Dùng trung bình mỗi ngày 30g chè dây khô đem đi rửa sạch qua 1 lần với nước sôi rồi đem đi ủ tiếp cùng với 600ml nước sôi trong thời gian khoảng 20 phút để cho chè thấm được hết với nước thì có thể lấy ra sử dụng.
Trung bình dùng mỗi ngày khoảng 70ml, chia ra nhiều lần uống và có thể sử dụng thay thế cho nước uống hàng ngày. Đối với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày thì thời điểm sử dụng hiệu quả nhất là vào buổi sáng khi cơ thể đang đói. Ngoài ra với bài thuốc trên có thể sử dụng giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, giảm cân và hỗ trợ chữa nhiều bệnh khác rất tốt.

Lưu ý:

Không nên sử dụng chè dây để qua đêm không qua bảo quản thì sẽ dễ dẫn đến các triệu chứng như đau bụng và khó chịu đối với cơ thể.

Dùng đúng liều lượng quy định để đạt được kết quả cũng như tình trạng bệnh tốt hơn, không nên sử dụng quá liều sẽ gây ra các hiện tượng như vàng mắt, cơ thể có các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu và bị vàng da,… vì vây nên sử dụng đúng cách và đúng liều để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bảo quản dược liệu chè dây khô nơi thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt và nhiệt độ cao để khi sử dụng sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

Nhận hàng rồi mới thanh toán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  0908164770