Dây cóc – công dụng và cách dùng của thảo dược quý

Loài cây có cái tên lạ dây cóc chính là thảo dược quý có tác dụng cực tốt trong đông y để hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh như trị đau nhức xương khớp, sốt rét, kháng khuẩn, hạ huyết áp,…. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này để áp dụng nó một cách hiệu quả nhé!

100.000đ/kg

Đã bao giờ bạn nghe đến một loại cây có cái tên lạ dây cóc hay chưa? Nếu chưa, thì có thể bạn đã bỏ lỡ một thảo dược quý với rất nhiều công dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Vì thế, hãy tìm hiểu ngay về thảo dược quý này để nắm được công dụng cũng như cách dùng của nó qua bài viết dưới đây nhé!

Cây dây cóc là gì?

Trước khi tìm hiểu về công dụng và cách dùng, bạn cần phải biết về tên gọi, đặc điểm, thành phần hóa học, phân bố của loài cây này ra sao.

Tên gọi

Loại cây này còn được biết đến với những tên gọi khác là dây thần thông, dây ký ninh, dây sốt rét. Tên tiếng anh của dây cóc là Tinospora crispa Miers, thuộc họ Tiết dê – Menispermaceae.

Đặc điểm mô tả

Nghe đến cái tên, chắc chắn bạn sẽ hình dung được ít nhiều về hình dáng của cây. Đây là loại cây thân quấn, sống rất dai, có chiều dài lên tới 7m. Cây khi còn non có thân non nhẵn, khi già cây có thân chuyển sang màu nâu nhạt, xù xì như da cóc. Đây cũng là lý do cây có cái tên như vậy.

Lá của cây có hình trái xoan ngược, dạng tim hay hình thuôn, mọc so le, mép nguyên, dài 8 – 12cm, rộng 5 – 6 cm và có cuống ngắn. Hoa của cây thường tập trung lại thành 1, 2 chùm, mọc ở nách những lá đã rụng. Cây cho quả hình trứng, có màu vàng đỏ khi chín, quả có cơm dày, chứa 1 hạt màu đen.

Phân bố

Loại cây này có nguồn gốc từ Đông Dương, Ấn Độ. Cây thường mọc hoang hoặc được trồng để làm dây cóc dược liệu bằng cách cắm những đoạn cành dài 10 – 15 cm nghiêng xuống đất vào mùa xuân, thu. Ngoài ra, chúng thường mọc hoang trong rừng nên còn được gọi là dây cóc rừng. Tại nước ta, cây tập trung ở những vùng núi cao, có rừng như Tây Nguyên, các tỉnh miền núi Phía Bắc.

Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng để làm thuốc của loại cây này đó chính là phần dây leo. Để có thể bào chế dây cóc trị bệnh, người ta dùng dây già được thu hái quanh năm. Sau đó, đem đi rửa sạch, cắt thành từng đoạn ngắn và thái mỏng hoặc phơi khô để dùng dần. Ngoài ra, bạn cũng có thể tán bột, luyện viên cho dễ uống.

Thành phần hóa học

Thảo dược này còn được biết đến với tên gọi là dây cóc đắng vì có vị rất đắng. Trong dây cóc có chứa một lượng chất của alcaloid là palmatin có hàm lượng 0,10% trọng lượng khô. Ngoài ra, dây ký ninh còn có chứa chất đắng có tỷ lệ 0,6 – 0,8% trọng lượng khô. Được biết, hoạt chất đắng này là chất heterosid không kết tinh, không hút ẩm, khó thủy phân bởi các acid. Những hoạt chất này còn được gọi là protein hay picroretin osid.

Cây dây cóc có tác dụng trị bệnh gì?

Sau khi đã tìm hiểu về những thông tin cơ bản của thảo dược này, chắc chắn bạn đang rất muốn biết dây cóc có tác dụng gì? Không để bạn phải chờ lâu, những công dụng dây cóc đắng sẽ được tổng hợp lại dưới đây:

  • Chữa bệnh đái tháo đường, dây cóc trị tiểu đường
  • Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch
  • Giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa bệnh về đường hô hấp
  • Tác dụng hỗ trợ phòng ngừa ung thư
  • Trị bệnh viêm loét dạ dày
  • Chữa sỏi thận, sốt rét
  • Chữa chứng đau đầu

Cách sử dụng dây cóc điều trị bệnh

Muốn dùng thảo dược thiên nhiên trị bệnh hiệu quả, bạn cần phải nắm được cách dùng của nó. Dưới đây là một vài cách dùng của dây kỳ ninh bạn có thể tham khảo.

Dây cóc ngâm rượu

Đây là cách dùng được rất nhiều người áp dụng vì đơn giản nhưng hiệu quả trị bệnh và chăm sóc sức khỏe của nó lại cực kỳ tốt.
Cách ngâm rượu dây cóc đó là bạn dùng thảo dược khô hoặc tươi, làm sạch sau đó cho vào hũ thủy tinh. Đổ rượu trắng vào sao cho ngập thảo dược, ngâm ít nhất 3 tháng để những chất bổ tiết ra và ngấm vào rượu. Mỗi ngày nên dùng 1-2 ly rượu nhỏ sẽ giúp tăng cường sức khỏe cực tốt.

Các bài thuốc hay từ dây cóc

Tùy vào từng công dụng chữa bệnh mà bạn có thể kết hợp thảo dược với các vị thuốc khác để tạo thành những bài thuốc hay hiệu quả.

  • Bài thuốc chữa sốt rét: Dùng rễ và thân dây kỳ ninh, củ ấu và gừng khô mỗi loại 5g. Sau đó, cho tất cả những nguyên liệu trên vào nồi sắc cùng 500ml nước đến khi cạn còn nửa thì tắt bếp. Uống 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối. Chỉ cần sử dụng khoảng 2 – 3 ngày, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện một cách rõ rệt.
  • Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày: Dùng 50g thảo dược khô đun cùng với 1 lít nước trong vòng nửa tiếng, sau đó tắt bếp. Để nguội và uống thay nước lọc hàng ngày khi bụng đói. Kiên trì áp dụng bài thuốc này trong vòng 1 tháng sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, khi sử dụng thuocs bạn nên hạn chế ăn đồ cay, nóng.

Mua dây cóc ở đâu uy tín, chất lượng? Giá bao nhiêu 1kg?

Bạn có thể tìm mua dây cóc ở các tiệm thuốc đông y, tiệm thuốc y học cổ truyền hay các shop chuyên bán thảo dược thiên nhiên. Tuy nhiên, để có thể an tâm khi sử dụng, hãy tìm hiểu và mua ở những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy và có giấy phép hoạt động.

Hiện, giá bán của thảo dược này là 100.000đ/1kg.

Giờ thì bạn đã nắm được những thông tin hữu ích và cần thiết về thảo dược quý dây cóc rồi đúng không nào? Hãy nhanh tay sở hữu thảo dược thiên nhiên cực tốt cho sức khỏe này để có thể bảo vệ bản thân và những người thân yêu nhé!

Nhận hàng rồi mới thanh toán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  0908164770