Cây ngải cứu & tác dụng kỳ diệu trong điều trị bệnh

Cây ngải cứu dùng để điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ, sơ cứu vết thương, trị mụn, trị ho, cảm cúm… Đọc bài viết này để biết thêm công dụng và cách dùng cây ngải cứu!

120.000đ/kg

Vừa là thành phần thuốc quý trong Đông y, vừa có thể chế biến thành món ăn hằng ngày, cây ngải cứu là loài cây mang lại lợi ích rất nhiều và nên có trong vườn nhà. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu sâu hơn về loài cây này thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích.

1. Cây ngải cứu là cây gì? Những điều cần biết

Chắc hẳn trong cuộc sống, bạn đã từng ít nhất một lần bắt gặp loài cây này ở vườn nhà, các bãi đất trống hay đơn giản chỉ là các món ăn quen thuộc mỗi ngày như gà tần, trứng rán… Có thể nói, ngải cứu là loài cây thân thuộc vì lành tính, dễ sử dụng lại tuyệt đối an toàn.

– Tên khoa học và tên gọi khác

Là dược liệu thân thảo, cây ngải cứu có tên khoa học và tiếng Anh là Artemisia vulgaris L.

Theo như cách gọi từ dân gian, bạn có thể gọi cây này là cây ngải điệp, ngải tía hoặc cây thuốc cứu.

Vốn có khả năng sinh trưởng tốt, mọc lâu năm, có nhiều lợi ích trong Đông Y nên loài cây này thường được dùng để chữa bệnh, chế biến món ăn, làm nước uống.

– Cây ngải cứu mọc ở đâu?

Không khó để trồng loài cây này vì nó có đặc tính dễ sống, có thể mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước mà không tập trung phân bổ ở một địa điểm nhất định. Cây ngải cứu rừng thường được tìm thấy ở nhiều nơi.

Khi chăm sóc, bạn chỉ không cần bón quá nhiều phân mà chỉ cần tưới đủ nước. Chính vì vậy, nên người Việt Nam thường trồng cây ở quanh nhà, sau vườn hoặc trồng ở thùng xốp nếu nhà không có diện tích đất trồng cây. Loài cây này còn có thể mọc dưới bóng râm hoặc những nơi có ánh sáng trực tiếp.

Không khó để phát hiện ra loài cây này vì nó thường mọc khá thấp, san sát dưới mặt đất từ 0.4 – 60 cm. Cây có lá màu xanh nhạt ở mặt trên và xanh thẫm ở mặt dưới. Cây cũng có hoa ở đầu ngành, quả nhỏ và toàn thân phát ra mùi hương có hơi hắc.

–  Xem hình ảnh cây ngải cứu

Cây ngải cứu 2

– Cây ngải cứu có mấy loại?

Có nhiều loại ngải cứu, trong đó có 3 loại được biết đến phổ biến là:

  • Ngải cứu trắng
  • Ngải cứu đỏ
  • Ngải cứu tía

– Bộ phận dùng cây ngải cứu

Loại cây này chủ yếu dùng lá và thân cây. Bạn có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng lâu dài. Nếu là lá ngải cứu khô, bạn có thể gọi là ngải diệp. Còn khi nghiền nhỏ thành bột thì sẽ được gọi là ngải nhung. Theo như các chuyên gia nghiên cứu, dù dùng tươi hay khô thì các thành phần trong “loài thuốc quý” này vẫn rất tốt và chữa được nhiều bệnh.

2. Thành phần cây ngải cứu

Thành phần hóa học của cây có chứa tinh dầu, Aavonoid, Coumarin cùng các chất Sterol,… Các thành phần này có công dụng chữa các bệnh điều hòa kinh nguyệt, tiêu hóa, giảm sưng tấy, giải cảm và một số bệnh khác.

3. Cây ngải cứu có tác dụng chữa trị bệnh gì?

Vốn được mệnh danh là loài thuốc quý trong Đông y, không có gì khó hiểu khi ngải cứu lại được dùng để chữa bệnh, hỗ trợ điều trị rộng rãi và phổ biến đến như vậy. Một vài tác dụng của loài cây này như:

  • Điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới: Với những chị em gặp các vấn đề về kinh nguyệt như kinh không đều, rong kinh sau khi dùng cây này đều nhận được hiệu quả tương đối tốt. Cách dùng đơn giản là sắc loài cây này lên và uống từ ngày đầu tiên của chu kỳ đến khi hết hoàn toàn.
  • Sơ cứu vết thương: Trong loại cây này có có kháng sinh tự nhiên rất tốt để dùng sơ cứu vết thương. Lấy một ít lá cây giã dập và đắp lên vết thương sẽ giúp nhanh chóng liền miệng vết thương, giảm sưng tấy, bầm dập.
  • Trị mụn và làm trắng da: Ngoài chữa bệnh, cây này còn được dùng để làm đẹp, cụ thể là trị mụn và làm trắng da hiệu quả.
  • Trị đau nhức khớp xương, thần kinh: Những người thường xuyên bị đau nhức xương khớp do tuổi cao hay thời tiết thay đổi có thể dùng nước cây này để điều trị.
  • Kén ăn, suy nhược cơ thể: Nhiều người thường thắc mắc rằng ngoài chữa bệnh, ăn lá ngải cứu tốt không? Câu trả lời ở đây là có. Nếu bạn bị suy nhược cơ thể có thể dùng ngải cứu để lấy lại sức đề kháng, ăn ngon miệng hơn.
  • Trị cúm, cảm, ho, sốt: Thêm một tác dụng tuyệt vời của loài cây này đó là trị cảm cúm, sốt, ho. Bạn có thể uống nước sắc hoặc xông hơi.
  • Giảm mỡ bụng: Bạn hoàn toàn có thể giảm được mỡ bụng, lấy lại được vòng 2 như ý nhờ loại cây dễ tìm, dễ thấy này.

4. Cách dùng và những bài thuốc từ cây ngải cứu

Khi nhắc đến bài thuốc liên quan đến ngải cứu, không thể không nói đến bài thuốc chữa kén ăn, suy nhược cơ thể và điều hòa kinh nguyệt. Với nguyên liệu là loại cây này cùng với cách làm vô cùng đơn giản, bạn đã có thể giúp bản thân và những người xung quanh mình bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả.

– Bài thuốc kén ăn, suy nhược cơ thể

Bạn cần chuẩn bị 200-300g lá cây tươi, 20g kỷ tử, 10g đinh quy cùng 1-2 quả lê tươi và 1 con gà ác.

Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi, đổ nước ngập gà và hầm nhừ trên lửa nhỏ. Nêm gia vị vừa ăn và đun cho đến khi nước sệt lại.

Nên chia ăn thành nhiều bữa trong ngày và ăn liên tục từ 2-3 tuần để nhận được hiệu quả tốt lên thấy rõ.

– Bài thuốc chữa điều hòa kinh nguyệt

Để điều hòa kinh nguyệt ở chị em phụ nữ, bạn lấy lá tươi sắc với nước uống khoảng 200- 300ml. Sắc đến khi nước chỉ còn lại một bát nhỏ thì tắt bếp, đổ ra bát và sử dụng. Để đạt hiệu quả như ý, bạn cần uống đều đặn khi bắt đầu chu kỳ kinh cho đến khi hết hoàn toàn. Dùng trong một thời gian nhất định, tình trạng kinh không đều sẽ giảm đáng kể.

5. Lưu ý khi sử dụng ngải cứu

Mặc dù được đánh giá là loài cây lành tính, nhưng khi sử dụng ngải cứu, bạn cũng nên lưu ý những điều dưới đây:

  • Những người đang có thai không nên dùng loại cây này vì nó có thể làm tổn hại huyết quản, dẫn tới xuất huyết tử cung và có thể gây sẩy thai.
  • Người bị viêm gan cũng không nên dùng cây này để ăn hay chữa trị vì sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa ở gan, dẫn tới viêm gan.
  • Chỉ nên chế biến cây này với trứng 2-3 lần/ tuần để chữa đau đầu, tuyệt đối không nên lạm dụng
  • Loại cây này cũng không dành cho người bị rối loạn đường ruột cấp tính vì sẽ khiến bệnh ngày một trầm trọng hơn.

6. Mua bán cây ngải cứu ở đâu tốt nhất?

Nếu bạn không có điều kiện để trồng cây ngải cứu trong nhà thì bạn có thể tìm mua chúng tại các chợ bán rau củ. Vì các món ăn từ ngải cứu được ưa chuộng nên việc bày bán cũng trở nên phổ biến.

Tuy nhiên, nếu mua tươi mà không dùng hết sẽ rất khó để bảo quản cây ngải cứu. Vì vậy nhiều người lựa chọn mua ngải cứu khô để tiện trong việc sử dụng và bảo quản.

Đối với ngải cứu khô, người dùng có thể mua nó ở các cửa hàng bán thuốc đông y trên toàn quốc. Hoặc cũng có thể đặt mua online rồi có người giao tới tận nơi. Tuy nhiên, người dùng lưu ý nên chọn cửa hàng uy tín để đặt mua để đảm bảo chất lượng.

Giá bán ngải cứu khá rẻ, chỉ từ vài chục nghìn cho đến hơn 100.000 đồng tùy loại. Có thể thấy không khó để người dùng tiếp cận và sở hữu loại thuốc quý này.

Trên đây là tất tần tật những điều bạn cần biết về cây ngải cứu. Với những tác dụng tuyệt vời kể trên, sẽ thật thiếu sót nếu bạn không trồng ngay hoặc trữ sẵn loại cây này trong nhà.

Nhận hàng rồi mới thanh toán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  0908164770