Cây hoàng đằng – “kháng sinh” từ thiên nhiên mang lại hiệu quả diệu kỳ

Bạn đã biết về đặc điểm, tên gọi, thành phần hóa học, công dụng và cách dùng được nấu thành cao hoặc xay bột làm thuốc có tác dụng trị tiêu chảy, táo bón của cây hoàng đằng – thảo dược quý trong y học cổ truyền hay chưa? Hãy xem ngay bài viết này!

120.000đ/kg

Nhắc đến những thảo dược quý hiếm của Y học cổ truyền, không thể không nói đến cây hoàng đằng. Đây được xem là liều thuốc “kháng sinh” từ thiên nhiên mang lại những hiệu quả hết sức diệu kỳ. Nếu bạn chưa từng nghe qua hay biết đến loại thảo dược này thì đừng rời khỏi bài viết sau đây.

Tìm hiểu cây hoàng đằng là loại cây gì?

Trước khi tìm hiểu về những tác dụng mà loại cây này mang lại, bạn cần phải biết được đặc điểm, tên gọi cũng như thành phần hóa học của cây…

Tên gọi

Hoàng đằng còn có tên gọi khác là dây vàng giang, hoàng liên nam, thích hoàng liên…

Tên khoa học cây hoàng đằng là: Fibraurea tinctoria Lour

Họ của cây hoàng đằng thuộc Tiết dê (Menispermaceae)

Đặc điểm cây hoàng đằng

Loài cây này thuộc họ dây leo to, rễ cây hoàng đằng và thân già màu vàng. Lá cây mọc so le, dài 9-20cm, rộng 4-10cm. Khi sờ vào lá, bạn sẽ cảm nhận được độ cứng, nhẵn. Phiến lá bầu dục, đầu nhọn, gốc lá tròn hay cắt ngang, có ba gân chính rõ, cuống dài, hơi gần trong phiến, phình lên ở hai đầu. Cây có hoa nhỏ và màu vàng, mọc thành chuỳ dài ở kẽ lá đã rụng, phân nhánh hai lần, dài 30-40cm.

Thành phần hóa học của hoàng đằng

Cây hoàng đằng có chứa các chất như alcaloid mà chất chính là palmatin 1-3,5% và một ít jatrorrhizin, columbamin và berberin.

Xem hình ảnh cây hoàng đằng

Bộ phận dùng và cách bào chế của hoàng đằng

Với loài cây này, rễ, thân cây và cành già được dùng để làm thuốc, thu hái vào tháng 8,9 hàng năm. Sau khi thu hoạch, các bộ phận trên được rửa sạch và bào chế như sau:

  • Hoàng đằng phiến: thái thành từng miếng dày 1–3mm, phơi hoặc sấy khô. Với rễ và thân khô, có thể đem đi ngâm, ủ mềm sau đó thái phiến vát, tiếp tục đem đi phơi hoặc sấy.
  • Hoàng đằng sao: sau khi bào chế xong hoàng đằng phiến, đem đi sao tới khô vàng là được.

Phân bố

Loài cây này phân bố chính ở miền Đông Dương và Malaysia, mọc hoang ở ven rừng, những nơi ẩm mát vùng núi. Tại Việt Nam, thảo dược quý này phân bố nhiều ở Nghệ An và các tỉnh vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ.

Cây hoàng đằng có tác dụng chữa trị bệnh gì?

Trong Đông y, thảo dược quý này có vị đắng, tính hàn, quy vào hai kinh tâm và can. Vì vậy, vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, lợi thấp, thông tiện.

Còn theo kinh nghiệm dân gian, hoàng đằng được dùng nhiều để làm thuốc bổ, chữa các chứng viêm tấy, kiết lỵ, tiêu chảy, sốt rét, mắt đỏ có màng, viêm tai chảy mủ, các bệnh về gan, nóng trong người, lở ngứa ngoài da.

Chưa hết, hoạt chất palmatin có trong loại cây này còn có tác dụng chữa đau mắt, viêm âm đạo do nấm. Tetrahydropalmatin clorua được điều chế từ palmatin trong hoàng đằng còn được dùng để làm thuốc an thần, giảm đau.

Một số tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh của cây được liệt kê như:

  • Kháng khuẩn
  • Kháng trypanosoma
  • Tác dụng với hệ thần kinh trung ương
  • Tác dụng đối với hệ tim mạch (hạ huyết áp, đối kháng với loạn nhịp tim…)
  • Chống sốc phản vệ

Những bài thuốc hay từ cây hoàng đằng

Để sử dụng vị thuốc đông y này, bạn có thể kết hợp cùng một vài vị thuốc khác để tạo nên các bài thuốc hay, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Hoặc, bạn cũng có thể dùng cây hoàng đằng ngâm rượu để uống. Bạn có thể tham khảo một vài bài thuốc hay từ loại cây này dưới đây.

Chữa kiết lỵ

Để chữa chứng kiết lỵ, bạn dùng rễ cây phơi khô, tán nhỏ thành bột. Tiếp đó, lấy bỏ thân cây mức hoa trắng nấu với 2 lần nước rồi cô thành cao mềm. Mỗi lần dùng, lấy 6g bột tán được cùng 1g mức cao hoa trắng, uống ngày 2 lần. dùng 6g bột hoàng đằng và 1g cao mức hoa trắng, uống ngày 2 lần.

Chữa viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo, viêm gan do virus, bạch đới, tiểu ra máu

Dùng hoàng đằng, mộc thông, huyết dụ mỗi vị 10–12g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày. Uống đến khi thấy bệnh có triệu chứng thuyên giảm thì uống ít dần rồi dừng hẳn.

Ngoài ra, ở Trung Quốc, rễ của loài cây này còn được mài với nước để dùng bôi ngoài da nhằm chữa mụn nhọt, bỏng. Thân của cây được dùng để nấu nước tắm chữa đau lưng hoặc rửa vết thương.

Giá cây hoàng đằng bao nhiêu? Mua ở đâu?

Hiện, hoàng đằng được bán với giá dao động từ 120.000đ- 160.000đ/1kg. Bạn có thể mua cây tươi về để tự sao hoặc tự bào chế nếu có thời gian vì giá cây tươi sẽ thấp hơn rất nhiều so với hoàng đằng khô. Còn nếu không có thời gian, bạn có thể mua vị thuốc đã được sao khô để dùng dần.

Để mua thảo dược này, hãy đến các tiệm thuốc đông y hoặc mua tại các shop thảo dược online, các sàn thương mại điện tử. Vì có tác dụng cực tốt với sức khỏe con người nên hoàng đằng được tìm mua rất nhiều. Vậy nên, có rất nhiều địa chỉ cung cấp thảo dược này. Nhưng bạn cần lưu ý tìm hiểu thật kỹ để mua được với giá tốt nhất cùng chất lượng sản phẩm đảm bảo, tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng đang được bán tràn lan.

Lưu ý khi sử dụng

Mặc dù là thảo dược có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh nhưng nếu dùng không đúng liều lượng, đúng trường hợp thì sẽ gây nên những tác dụng phụ khó lường. Vì vậy, khi sử dụng cây hoàng đằng, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Những người mắc các bệnh do hàn hay có huyết hàn không phù hợp để dùng vị thuốc đông y này.
  • Cần cẩn trọng khi dùng thảo dược này bào chế thành thuốc nhỏ mắt điều trị viêm kết mạc. Nếu thực hiện tại nhà, rất khó để đảm bảo vô khuẩn và dễ gây ra tình trạng bội nhiễm nguy hiểm đến mắt.
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nếu như bạn đang có ý định sử dụng loại cây này để chữa bệnh.

Giờ thì bạn đã hiểu rõ hơn về cây hoàng đằng rồi chứ? Loại thảo dược quý hiếm này rất đáng để có trong mọi nhà đấy. Thay vì sử dụng thuốc kháng sinh nhiều không tốt cho sức khỏe, hãy để thảo dược thiên nhiên này chăm sóc sức khỏe cho bạn và gia đình.

Nhận hàng rồi mới thanh toán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  0908164770