Cây dạ cẩm – loài cây mọc dại với những tác dụng chữa bệnh thần kỳ

Cây dạ cẩm được biết đến là dược liệu quý hiếm có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh, trong đó có tác dụng chữa viêm loét dạ dày, đau dạ dày vô cùng hiệu quả

150.000đ/kg

Sau khi biết được những tác dụng chữa bệnh thần kỳ của cây dạ cẩm, chắc chắn bạn sẽ phải thốt lên rằng đây quả thực là một dược liệu quý trong đông y. Những tác dụng được biết đến nhiều nhất của loài cây mọc dại này đó là điều trị các bệnh viêm loét dạ dày, lở miệng, lở lưỡi. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin của thảo dược này qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về cây dạ cẩm

Cây dạ cẩm là cây gì, đặc điểm như thế nào là điều mà nhiều người đang tò mò muốn biết. Nhất là với nhiều người chưa từng được nhìn thấy hay biết đến loài cây này.

Tên khác của cây dạ cẩm

Trái ngược hoàn toàn với cái tên mỹ miều trên, loại cây này còn được biết đến với những cái tên có phần “xấu xí” như: cây loét mồm, cây đất lượt, cây chạ khẩu cắm, cây đứt lưới…
Cây có tên khoa học Oldenlandia eapitellata Kuntze thuộc họ cà phê (Rubiaceae).

Cây dạ cẩm có mấy loại?

Có 2 loại dạ cẩm đó là:

  • Cây dạ cẩm tím
  • Cây dạ cẩm tía với thân màu xanh

Đặc điểm cây dạ cẩm

Khi được hỏi về hình dáng cây dạ cẩm, thì đây là một loài cây bụi có chiều cao 1-2m. Cây có thân hình trụ, toàn thân có lông mịn và có nhiều đốt, mỗi đốt phình to.

Lá của cây mọc đối nhau, hình bầu dục dài đến 15cm, rộng khoảng 3 – 5 cm. Lá có màu xanh thẫm nhẵn bóng mặt trên và màu nhạt hơn, có gân nổi rõ ở mặt dưới. Bạn sẽ dễ dàng phát hiện ra loài cây này khi nó ra hoa vì hoa của cây có màu trắng, trắng vàng và mọc thành từng chùm ở kẽ lá hoặc đầu ngọn cây. Hoa nở rộ vào tháng 5 – tháng 7. Quả của cây dạng nang chứa nhiều hạt nhỏ ở trong.

Hình ảnh của cây dạ cẩm

Với hình ảnh dưới đây, bạn sẽ dễ hơn trong việc hình dung và phân biệt thảo dược quý hiếm này với bất kỳ một loài cây nào khác.

Cách thu hái, bào chế

Với loài cây này, người ta sẽ thu hái phần thân cây, lá và hoa. Cây thu hái quanh năm, sau đó được mang đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, cắt thành từng khúc và đem đi phơi hoặc sấy khô.

Cây dạ cẩm mọc ở đâu?

Cây loét mồm là loài cây phổ biến trên khắp thế giới. Tuy nhiên, cây được tìm thấy nhiều ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Trung Quốc, Lào, Việt Nam, Campuchia. Tại Việt Nam, cây chủ yếu mọc hoang ở các vùng trung du và miền núi ở tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên,…

Thành phần của cây dạ cẩm

Việc cây chứa nhiều dược chất, thành phần có lợi, có khả năng chữa bệnh hiệu quả đã giúp cây trở thành dược liệu quý hiếm. Cụ thể, trong cây loét mồm có chứa alkaloid, saponin, tanin… Ngoài tác dụng chữa bệnh, những chất này còn giúp kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Ngoài ra trong cây còn chứa hoạt chất anthra- glucozit.

Trong Đông y, dược liệu này có tính bình, vị ngọt, hơi đắng có công dụng thanh nhiệt giúp giải độc tiêu viêm hiệu quả.

Cây dạ cẩm có tác dụng chữa bệnh gì?

Trong y học cổ truyền, cây dạ cẩm làm thuốc được xem là tác dụng lớn nhất của loài cây này. Vậy, nó có thể hỗ trợ điều trị những chứng bệnh gì? Dưới đây là những tác dụng được biết nhiều nhất của cây loét mồm.

  • Cây dạ cẩm chữa đau dạ dày
  • Chữa viêm lưỡi, loét lưỡi họng
  • Điều trị viêm loét dạ dày
  • Có thể hỗ trợ điều trị các vết viêm loét, lở ngứa ngoài da

Cách sử dụng hiệu quả

Để có thể phát huy tối đa công dụng hỗ trợ điều trị bệnh của dược liệu này thì bạn cần phải nắm được cách sử dụng sao cho hiệu quả. Bạn có thể áp dụng các cách dùng dưới đây.

Bài thuốc từ cây dạ cẩm

Bạn có thể kết hợp cây loét mồm với các vị thuốc khác trong đông y để chữa bệnh. Tuy nhiên, cần tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định của thầy thuốc.

Bài thuốc từ dược liệu cây loét mồm:

  • Lấy khoảng 15 – 20gram cây dạ cẩm khô, rửa qua bằng nước sạch.
  • Sao vàng hạ thổ, đun sôi với 600ml nước, đun cạn còn 250ml nước rồi sử dụng trước bữa ăn.
  • Khi uống có thể cho thêm 2 thìa mật ong cho dễ uống và tăng thêm hiệu quả

Nấu cao từ cây dạ cẩm

Để nấu cao bạn cần chuẩn bị: 10kg cây loét mồm khô hoặc tươi, 1kg đường kính, 1kg mật ong. Nước nấu trong nhiều ngày mới thành cao. Bạn sẽ thu được 1kg cao cô đặc hoặc 3kg cao lỏng với lượng nguyên liệu trên.

Sau khi nấu thành cao, mỗi ngày nên dùng khoảng 15g cao lỏng hoặc 8g cao cô đặc để uống và uống trước bữa ăn 15 phút.

Cây thuốc nam dạ cẩm mua ở đâu, giá bao nhiêu 1kg?

Vì nhu cầu sử dụng loài cây này để hỗ trợ điều trị bệnh nên hiện có rất nhiều nơi cung cấp sản phẩm dạng khô lẫn tươi. Để mua được dược liệu chất lượng, đảm bảo an toàn thì bạn nên đến các tiệm thuốc đông y có giấy phép hoạt động hoặc danh tiếng trên thị trường. Tuyệt đối không nên mua hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

Giá của dược liệu này hiện dao động khoảng 50.000đ – 200.000đ/1kg.

Nếu bạn hay người thân trong gia đình đang bị chứng viêm loét, đau dạ dày hành hạ thì hãy nhanh chóng tìm mua dược liệu quý cây dạ cẩm. Chắc chắn, tác dụng chữa bệnh mà loài cây mọc hoang này mang lại sẽ khiến cho bạn phải bất ngờ đấy!

Nhận hàng rồi mới thanh toán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  0908164770