Cây xích thược

Cây xích thược nhiều công dụng hay và quý, đặc biệt hỗ trợ điều trị bệnh đau nhứt xương khớp và cầm máu đem lại hiệu quả. Cùng chúng tôi tìm hiểu về cây thuốc này: hình dáng, nhận biết, cách dùng, các kết hợp

250.000đ/kg

 

Một trong những vị thuốc mang tác dụng cầm máu, giảm đau và kháng viêm tốt thì không thể nói đến dược liệu xích thược, loại cây này được xem là vị thuốc quý trong đông y với khả năng hỗ trợ điều trị và chữa bệnh tốt đồng thời mang hiệu quả cao và an toàn cho người dùng.

1. Tên khoa học của cây xích thược

Xích thược tên khoa học là Paeonia liacliflora Pall, loại cây này thuộc họ Hoàng liên.

2. Xích thược là gì?

Xích thược là loại cây mọc chủ yếu ở dưới một số tán cây to, được người dân sử dụng nhiều trong việc điều chế tạo ra thuốc có tác dụng chữa bệnh tốt, công dụng của xích thược được mọi người ứng dụng mang lại hiệu quả cao trong y học. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về lợi ích của xích thược qua bài viết này nhé!

3. Bộ phận dùng cảu cây xích thược

Rễ xích thược là bộ phận chính của cây được sử dụng điều chế tạo ra nhiều vị thuốc giúp giảm đau, cầm máu và chữa một số bệnh khác trong đông y.

4. Đặc điểm cây xích thược

4.1 Hình dáng cây xích thược

Xích thược thuộc loại cây thân thảo, loại cây này chủ yếu sống lâu năm, có chiều cao trung bình không quá 80cm, lá cây xích thược thường mọc so le với nhau ở dạng lá kép và lá có màu xanh. Phần cuống ở mặt dưới có màu hồng nhẹ và nhọn ở phần đầu.
Rễ cây xich thược có dạng hình trụ, có nhiều rễ con xung quanh, phần bên ngoài rễ có màu nâu và rễ nhăn. Phía bên trong của rễ có màu hồng nhạt đôi khi có màu trắng phấn, rễ cứng và rất giòn có thể dùng tay bẻ gãy được.

Phần hoa xích thược không mọc mọc từng chùm như những loại cây khác mà thường mọc riêng lẻ nhau, hoa của loại cây này có 8 cánh, hoa có mùi hương gần giống với hương của hoa hồng.Hoa mọc ở thân cây, mỗi thân cây có khoảng từ 4 đến 6 hoa, hoa sau hi nở có màu trắng và phía bên trong của hoa có chứa bao phấn có màu da cam. Loại cây này có ra quả và quả xích thược có chứa từ 3 đến 5 lá noãn.

4.2 Hình ảnh cây xích thược

4.3 Phân bố của xích thược

Xích thược là loại cây ưa và thích hợp với những nơi có khí hậu mát mẻ, phát triển và sống tốt ở dưới các tán cây lớn. Xích thược mọc và phân bố chủ yếu ở một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản,… Tuy nhiên, loại cây này cũng được trồng nhiều ở nước ta, phân bố chủ yếu ở một số tỉnh thành như Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Cao Bằng. Không những thế, hiện nay xích thược được sử dụng trồng với số lượng lớn nhằm mục đích lấy rễ làm dược liệu tạo ra nhiều bài thuốc chữa bệnh hay.

4.4 Thu hái và chế biến

Xích thược được thu hái kể từ khoảng thời gian 4 năm kể từ ngày trồng thì mới thu hoạch được, thường thì vào khoảng tháng 6 đến tháng 10 trong năm người ta thường bắt đầu thu hái. Sau khi lấy được phần rễ thì đem về rửa thật sạch qua nước, loại bỏ các phần hư hỏng, cắt bỏ các phần rễ con.

5. Thành phần hóa học của cây xích thược

Một số chất có trong thành phần rễ xích thược mang khả năng chữa bệnh và tác dụng tốt đối vớ I cơ thể như tinh bột, tinh dầu, tanin, đường, acid benzoic, chất chát, sắc tố, nhựa dính,… và một số hoạt chất khác giúp tăng cường và đem lại sức khỏe tốt cho cơ thể.
Không những thế, dược liệu xích thược có tính hàn và mang vị chua đắng nên có tác dụng quy vào kinh can, tỳ giúp trị được nhiều bệnh đặc biệt giúp cầm máu, kháng viêm và giảm đau rất tốt.

6. Xích thược có tác dụng gì?

Theo đông y, tác dụng của xích thược có khả năng kích thược lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, chống ứ, giảm đau rất tốt đồng thời xích thược là dược liệu được sủ dụng để thanh nhiệt, làm át cơ thể và loại bỏ các chất độc có trong cơ thể ra ngoài, điều hóa máu tốt. tuy nhiên tác dụng chính của dược liệu này là giúp cầm máu, chữa các bệnh như chảy máu cam, ngăn ngừa được thổ huyết bằng cách dùng xích thược ngâm rượu dùng, không những trị được bệnh mà còn giúp tăng cường và bồi bổ sức khỏe.
Bên cạnh đó xích thược còn trị được một số bệnh khác như trị đau mắt đỏ, loét dạ dày, mụn nhọt, nóng trong người, cơ thể mệt mỏi, khó chịu đem lại hiệu quả và rất an toàn cho người dùng.

7. Tác dụng dược lý của xích dược

Nhờ một số chiết xuất từ rễ cây có khả năng ức chế giảm co thắt cơ trơn ở tử cung và dạ dày giúp giảm đau một cách nhanh chóng. Hơn nữa nhờ các thành phần trong dược liệu có khả năng kháng viêm, chống lại được một số virut, vi khuẩn gây ra bệnh.
Nhờ hoạt chất Paeniflorin trong thành phần rễ nên có tác dụng tốt đối trong việc hạ sốt, kháng viêm cực kì hiệu quả. Đồng thời kích thích lưu thông máu tốt, có khả năng làm tăng sự co giãn của động mạch vành giúp cho cơ thể ngăn được bệnh thiếu máu cơ tim đối với cơ thể.
Ngoài ra, xích dược khi kết hợp với một số vị thuốc khác có khả năng chống lại các tế bào ung thư và ngăn chặn bệnh ung thư xảy ra.

8. Xích thược chữa bệnh gì?

Xích thược chữa đau nhứt xương khớp: dùng xích thược khoảng 80g kết hợp với các dược liệu khác như sơn ô quy, cây lá vông, xuyên quy mỗi loại 80g, xuyên khung, bạt kế và phụ tử mỗi loại 40g, đào nhân 20g và 120g quế tâm là vừa. Đem hết hỗn hợp này tán thành bột mịn, dùng để sắc cùng với nước sôi để uống, trung bình mỗi ngày dùng 20g bột, có thể nấu chung với 6g gừng. Sử dụng trước bữa ăn hoặc dùng khi bụng đói. Thường xuyên dùng sẽ thất được hiệu quả của thuốc.
Giảm đau bụng, điều trị băng huyết: dùng trung bình 20g xích thược kết hợp với hương phụ khoảng 12g đem đi sắc với nước sôi, thêm một ít muối vào rồi gạn nước để sử dụng, chia ra dùng nhiều lần trong ngày.
Chữa cầm máu, chảy máu cam: sử dụng xích thược đem đi tán thành bột mịn rồi sắc với nước sôi uống sẽ nhanh chóng cầm được máu.
Chữa tiểu đau, tiểu buốt: dùng xích thược khoảng từ 16g cùng với hoa hông và huyết căn 8g, đào nhân 16g đem đi sắc thuốc sử dụng trong ngày, thường xuyên sử dụng sẽ nhanh chóng cải thiện và hết bệnh.
Trị mụn nhọt: dùng dược liệu xích thược cùng với đạm trúc diệp, kim ngân, đại liên tử mỗi loại 12g, 10g thạch cao, 16g liên diệp là vừa, đem các liệu này đi sắc cùng với thuốc sử dụng uống liên tục đến khi hết bệnh thì ngưng.
Lưu ý:
Đối với một số bệnh nhân bị hư huyết, hay có các triệu chứng đau bụng đi ngoài khi dùng dược liệu mang tính hàn không nên sử dụng.
Một số bệnh nhân bị dị ứng với dược liệu cũng không nên sử dụng.
Đối với trường hợp phụ nữ đang mang thai, người lớn tuổi nên tham khario ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn dược liệu để dùng.

Nhận hàng rồi mới thanh toán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  0908164770