Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của cây mắc cỡ

cây mắc cỡ 2

Cây mắc cỡ có công dụng chữa các bệnh xương khớp, giảm động kinh, giảm đau, trị mất ngủ,suy nhược thần kinh, cao huyết áp… Tìm hiểu thêm về công dụng và cách chữa trị trong bài viết sau đây.

100.000đ/kg

Là một loại thực vật vô cùng bình thường có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ đâu, cây mắc cỡ lại mang đến những công dụng chữa bệnh tuyệt vời chữa bệnh cho con người. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

1. Mô tả cây cây mắc cỡ là cây gì?

Đây là loài thực vật cây thân thảo. Khi cây trong giai đoạn phát triển, thân có xu hướng mọc thẳng, hướng lên. Khi cây trưởng thành lại bò trườn trên mặt đất.

Thân cây nhỏ phân thành nhiều nhánh, có thể dài đến 1,5 mét, toàn thân có gai hình móc. Lá cây mắc cỡ có hình dạng giống lông chim (nhìn khá giống lá rau nhút), cuống lá hình chân vịt. Khi chạm vào lá sẽ tự động khép lại xuôi theo trục lá.

Hoa mọc từ nách lá với cuống hoa dài. Hoa nhỏ màu tím có hình cầu. Quả xấu hổ có hình ngôi sao, thắt lại ở giữa hạt. Quả dài khoảng 2 mm, mọc lại tụ thành chùm.

– Tên gọi khác

Ngoài tên mắc cỡ cây còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như cây thẹn, cây xấu hổ, hàm tu thảo, cây trinh nữ (khác với cây trinh nữ hoàng cung).

– Tên khoa học

Cây mắc cỡ có tên khoa học và tiếng anh là Mimosa pudica L, thuộc họ đậu (Fabaceae), phân họ trinh nữ (Mimosoideae), là loại thực vật sống ít năm.

– Cây mắc cỡ có mấy loại?

Có 2 loại được biết đến nhiều nhất là cây mắc cỡ đỏ và tím.

– Hình ảnh cây mắc cỡ

cây mắc cỡ 1

cây mắc cỡ 2

– Thành phần hóa học

Toàn thân cây trinh nữ chứa chất Alcaloid. Đây là một Acid amin có nguồn gốc tự nhiên. Bên trong hạt có chứa chất nhầy và selen. Lá chứa hoạt chất tương tự như selen và Adrenalin.

Các thành phần hóa học chính được tìm thấy trong cây gồm: Flavonoid, Mimosine, Acid amin, Crocetin, các loại alcol, acid hữu cơ.

– Nguồn gốc phân bố

Mắc cỡ có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, phổ biến ở một số nước châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, …

Tại Việt Nam khu vực phía nam thường thấy loại cây này nhiều hơn phía bắc. Cây thường mọc dại ven đường hoặc những nơi có đất trống rộng rãi.

– Bộ phận dùng

Toàn cây gồm lá, thân, rễ đều được dùng làm thuốc. Mùa ra hoa và quả của cây từ tháng 6 – tháng 8. Khi thu hái, người ta nhổ cả rễ cây. Đem về rửa sạch rồi chia thân và rễ riêng, cắt ngắn phơi khô làm thuốc. Bảo quản thảo dược ở nơi thoáng mát, tránh nơi có độ ẩm cao. Thỉnh thoảng mang ra phơi nắng để bảo quản được lâu, tránh ẩm mốc biến chất dược liệu.

2. Cây mắc cỡ có công dụng chữa trị bệnh gì?

Trong y học cổ truyền, cây mắc cỡ có công dụng chữa các bệnh xương khớp, suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản, viêm kết mạc cấp tính, đau dạ dày, viêm gan, sỏi đường tiết niệu, phong thấp, cao huyết áp. Ngoài ra hạt của cây còn có tác dụng trị hen suyễn, gây nôn khi cần thiết.

Theo các nghiên cứu y học hiện đại, cây có các tác dụng chữa bệnh như:

  • Tác dụng chống lại nọc rắn: nghiên cứu năm 2001 tại đại học Ấn Độ cho thấy dịch tiết từ rễ cây khô có tác dụng chống lại nọc rắn.
  • Chống co giật: chất dịch tiết ra từ lá cây có tác dụng chống co giật bởi các Pentylenetetrazol và Strychnin. Tuy nhiên không thể chống lại các cơn co giật được gây ra bởi N-methyl-D-aspartate.
  • Giảm lo âu và chống trầm cảm.
  • Tác động đến chu kỳ kinh nguyệt.

3. Cách sử dụng bài thuốc chữa bệnh từ cây mắc cỡ

– Chữa bệnh cao huyết áp

Chuẩn bị: 10 gam hà thủ ô, 8 gam hoa sứ cùi, 8 gam câu đằng, 7 gam tang ký sinh, 7 gam đỗ trọng, 8 gam hàm tu thảo, 7 gam hạt muồng, 7 gam kiến cò, 5g địa long.

Tiến hành: tán thành bột hoặc chế thành thuốc viên dùng mỗi ngày.

– Bài thuốc chữa bệnh mất ngủ

Chuẩn bị: 15 – 20 gam lá và dây xấu hổ phơi khô, 20 gam cây lạc tiên.

Tiến hành: đem các loại thảo dược này sắc nước uống mỗi ngày. Dùng liên tục trong 7 ngày để có giấc ngủ ngon.

– Chữa khí hư

Chuẩn bị: rễ cây mắc cỡ.

Tiến hành: đem rễ cây rửa sạch, giã nát, ép lấy nước để uống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 muỗng canh, uống liên tục trong 7 ngày.

– Bài thuốc giải độc mát gan cho người uống nhiều rượu bia

Chuẩn bị: 50 gam trinh nữ khô.

Tiến hành: sắc lấy nước uống mỗi ngày để giải độc gan.

– Chữa đầy bụng khó tiêu

Chuẩn bị: 16 gam là và cành mắc cỡ, 16 gam bạch thược, 16 gam mạch nha, 12 gam thần khúc.

Tiến hành: sắc thành thuốc uống. Mỗi ngày chia làm 2 lần uống, mỗi lần uống 1 chén sau bữa ăn.

– Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp

Chuẩn bị: rễ hàm tu thảo thái mỏng, đem đi phơi khô. Sau đó dùng 120 gam đem đi rang lên, tẩm với rượu 35 – 40 độ rồi lại đem sao khô.

Tiến hành: cho 600ml nước vào sắc còn 200 – 300ml. Chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Hiệu quả sau 4 – 5 ngày dùng.

4. Những lưu ý khi sử dụng cây mắc cỡ

  • Không dùng cho người thiên hàn và người suy nhược cơ thể.
  • Phụ nữ có thai không được dùng cây này.
  • Không dùng chung thảo dược này với cây mimosa.

Là loại cây mọc hoang nhưng mang đến công dụng chữa bệnh tuyệt vời, tuy nhiên khi muốn dùng cây mắc cỡ chữa bệnh, cần tham khảo ý kiến chuyên môn của thầy thuốc để hiểu rõ tác dụng và những phản ứng phụ kèm theo.

5. Mua bán cây mắc cỡ ở đâu uy tín, chất lượng?

Ngày nay, không khó để anh/chị tìm mua được các loại thuốc nam, trong đó có cây mắc cỡ. Dưới đây là một số gợi ý của chúng tôi về địa chỉ nên mua tốt nhất:

  • Tìm về các tỉnh phía Bắc để thu mua: miền Bắc là nơi loại cây này sinh sống, nên anh/chị có thể thu mua số lượng lớn ở đây.
  • Cửa hàng bán thuốc đông y: nếu chỉ cần mua với số lượng ít và không có thời gian “săn lùng”, anh/chị có thể tìm đến các cửa hàng bán thuốc đông y để hỏi mua.
  • Bệnh viện, phòng khám y học cổ truyền: tại đây cũng thường bán các loại thảo dược quý hiếm dùng để chữa trị nhiều căn bệnh thường gặp trong cuộc sống.
  • Internet: tìm kiếm trên internet, anh/chị sẽ tìm thấy được các địa chỉ rao loại cây này một cách rầm rộ, phổ biến. Chỉ cần đặt mua, anh/chị sẽ được giao tới tận nhà trong vòng 1 – 2 ngày.

Lưu ý: Anh/chị nên chọn mua tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo loại cây mình mua là cây thật, chất lượng.

6. Giá cây mắc cỡ bao nhiêu hiện nay?

Chỉ cần bỏ ra khoảng 100.000 đồng là anh/chị đã có ngay 1kg là và thân cây thảo dược quý này rồi. Tuy nhiên nếu mua rễ thì giá sẽ cao hơn, vào khoảng 350.000 đồng/kg. Anh/chị lưu ý không nên ham rẻ vì “tiền nào của nấy”.

Nhận hàng rồi mới thanh toán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  0908164770