Cây ba kích là gì? Tác dụng chữa bệnh của loại cây này

Cây ba kích 1

Cây ba kích dùng để chữa trị các bệnh viêm nhiễm, giúp vết thương mau lành, hỗ trợ tiêu hóa, khắc phục tình trạng yếu sinh lý… và các công dụng khác được đề cập trong bài viết ngay sau đây.

550.000đ/kg

Trong y học cổ truyền, cây ba kích không còn xa lạ với con người khi có tác dụng chữa nhiều loại bệnh. Vậy loại thảo dược này có tác dụng gì, có thể chữa được những loại bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sâu đây nhé!

Tìm hiểu thông tin, đặc điểm cây ba kích

Là loại thảo dược tự nhiên quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, một số thông tin sau giúp bạn hiểu rõ hơn về loài cây này.

– Tên gọi khác và hình dạng

  • Tên gọi khác là diệp liễu thảo, ba kích thiên.
  • Tên khoa học và tên tiếng Anh của ba kích là Morinda officinalis, là loài thực vật thuộc chi nhàu, họ cà phê.

Hình dạng cây ba kích mảnh, thân leo và có lông mịn. Loại thực vật này thường xuất hiện nhiều tại các khu rừng có độ cao trung bình dưới 500 mét. Cây mọc thành bụi lớn, lá ba kích đơn có hình lưỡi mác thon dài, đuôi lá hình trái tim hoặc hình tròn. Phiến lá lớn, khi lá già có màu xanh mạ, chuyển sang màu trắng mốc nâu tím khi lá khô.

– Hình ảnh nhận dạng cây ba kích

Cây ba kích 1

– Thành phần hóa học

Nhiều nghiên cứu khoa học hiện nay đã chỉ ra rằng trong cây thuốc này có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe con người. Các thành phần hóa học trong cây có thể kể đến như là: Rubiadin (Rubiadin-1-Methyl Ether), Choline, Gentianine, Carpaine, Trigonelline, Gitogenin, Tigogenin, Luteolin, Quercetin, Vitamin B1, Vitamin C, Phytosterol và Acid hữu cơ.

– Cây ba kích mọc ở đâu?

Thảo dược quý giá này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau này được du nhập vào Việt Nam và được trồng nhiều tại các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Giang, ….

– Bộ phận dùng

Sau 3 năm trồng ba kích mới có thể tiến hành thu hoạch vụ đầu tiên. Thời gian thu hoạch thường diễn ra vào tháng 10 – 11 hằng năm khi cây bắt đầu cho quả chín. Bộ phận thu dùng là phần rễ cây ba kích. Người ta thường thu hoạch cây này bằng cách đào xung quanh gốc cây để lấy được toàn bộ phần rễ nguyên vẹn. Rễ cây to béo, màu tía cùi dày là rễ tốt; rễ có màu trong, nhỏ, cùi mỏng là loại kém chất lượng.

Cây ba kích 2

– Cây ba kích có mấy loại?

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại ba kích được bày bán làm người mua khó phân biệt.

Trong tự nhiên có 2 loại ba kích: cây ba kích tím và cây ba kích trắng. Loại được dùng làm thuốc là ba kích tím.

Cách phân biệt ba kích tím và ba kích trắng: hình dạng của 2 loại này không quá khác biệt, chỉ khác ở điểm màu vỏ củ của cây ba kích tím vàng đậm còn củ của cây ba kích trắng có màu vàng nhạt.

Cây ba kích có tác dụng trị bệnh gì?

Loại thảo dược này có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người.

  • Theo y học cổ truyền, ba kích thiên có tác dụng chữa các chứng viêm nhiễm, lở loét, suy giảm chức năng sinh lý. Cây có tính ôn mát, vị ngọt tự nhiên nên có tác dụng làm mát gan, kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng hơn. Bên cạnh đó tác dụng chữa cao huyết áp của diệp liễu thảo cũng được áp dụng trong cuộc sống.
  • Theo y học hiện đại, trong ba kích chứa nhiều thành phần bổ dưỡng cho cơ thể con người nên được dùng làm thuốc tiêu viêm, giúp vết thương mau lành. Bên cạnh đó vitamin B1 trong cây giúp tinh thần con người thoải mái, cung cấp năng lượng tích cực cho học tập và làm việc. Ngoài ra diệp liễu thảo còn giúp nam giới tăng cường sinh lực, cải thiện chuyện sinh hoạt vợ chồng.

Cách sử dụng cây ba kích chữa bệnh

Tuy có 2 loại nhưng được dùng làm thuốc là cây ba kích tím. Một số bài thuốc từ ba kích tím bạn có thể tham khảo như sau:

– Bài thuốc lợi tiểu

Với tính ôn mát, nhiều người dùng diệp liễu thảo để trị chứng khó tiểu, tiểu đau buốt của mình. Bạn cần chuẩn bị: ba kích thiên, tang phiêu phiêu, ích trí nhân, thỏ ty tử.

Cách thực hiện: sơ chế các nguyên liệu rồi nghiền thành bột mịn. Trộn thêm rượu vào bột rồi vo thành viên. Mỗi ngày dùng 1 viên vào sáng hoặc tối. Một liệu trình dùng thuốc như vậy cần 12 viên.

– Bài thuốc chữa đau xương khớp

Cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 60 gam ba kích tím; 120 gam ngưu tất; 60 gam khương hoạt; 60 gam quế tâm; 60 gam ngũ gia bì; 80 gam đỗ trọng bỏ vỏ, sao vàng; 60 gam can khương; 100ml mật ong.

Cách làm: nghiền các nguyên liệu thành bột rồi trộn với mật ong, vo thành viên. Mỗi lần dùng 10 viên với rượu làm giảm đau nhức xương khớp.

Những lưu ý khi sử dụng cây ba kích

Để mang lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất, khi sử dụng ba kích cần chú ý:

  • Không nên dùng quá 15 gam 1 ngày để tránh làm hại sức khỏe.
  • Không dùng chung với những dược liệu khác.
  • Không dùng nồi kim loại sắc thuốc sẽ làm giảm dược tính. Nên dùng ấm đất nung để sắc thuốc.
  • Không dùng thời gian dài. Khi dùng cần có sự chỉ định của thầy thuốc.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi không được dùng thảo dược này.

Mua bán cây ba kích ở đâu uy tín?

Mặc dù ba kích chỉ mọc ở một số vùng nhất định nhưng vì sự phổ biến của nó nên ngày nay nó được rao bán ở khắp nơi. Tuy nhiên, để mua được cây thuốc thật, chất lượng, có giá trị chữa bệnh thì người mua nên chọn mua tại các cửa hàng uy tín.

Tiện lợi hơn, người mua có thể đặt mua online nhưng cũng cần chọn nơi bán hàng có tâm. Không nên ham rẻ để rồi mua phải cây thuốc giả, kém chất lượng.

Theo khảo sát, giá ba kích đang dao động trong khoảng từ 200.000 – 300.000 đồng/kg đối với cây trồng. Còn cây ba kích rừng thì giá bán không dưới 500.000 đồng/kg.

Nhận hàng rồi mới thanh toán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  0908164770